Bệnh bạch hầu là gì? Đặc điểm của bệnh bạch hầu và cách phòng chống

  sức khỏe

BỆNH BẠCH HẦU LÀ GÌ?

Là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria và dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc gián tiếp tiếp xúc với vi khuẩn. Với các triệu chứng ban đầu như viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm, bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6–10 ngày.

Cách duy nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này là cho con tiêm vắc-xin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch ngay từ bây giờ mẹ nhé!

BẠCH HẦU LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc
gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân
đã có thể lây nhiễm cho người khác.

ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ BẠCH HẦU LÀ AI?

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong những tháng lạnh ở vùng ôn đới. Bệnh có tính mùa, thường tản phát, có thể phát triển thành dịch, nhất là trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ dễ bị mắc bệnh.

Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài.

Kháng thể miễn dịch của mẹ truyền sang con có tác dụng miễn dịch bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi.(1)

TRẺ MẮC BỆNH BẠCH HẦU CÓ BIỂU HIỆN/TRIỆU CHỨNG GÌ?

Sau khi nhiễm khuẩn, bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2–5 ngày hoặc có thể lâu hơn.

Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh thường là:

Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau.
Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Khám thấy có giả mạc.
Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố
bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6–10 ngày.

Làm gì khi trẻ mắc bệnh bạch hầu?

– Để trẻ nằm cách ly trong một buồng riêng
– Đi khám bệnh ngay. Dùng kháng độc tố đặc biệt để chống bạch hầu.
– Uống pênicillin, viên 400.000 đơn vị, cho trẻ lớn uống 3 lần/ngày.
– Súc họng bằng nước muối ấm.
– Cho hít hơi nước nóng nhiều lần hay liên tục.
– Nếu trẻ bắt đầu khó thở và da trở nên tím, dùng miếng gạc quấn vào đầu ngón tay, gạt bỏ màng trắng bám ở trong họng.

PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Bạch hầu  là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm chủng vắc-xin.

LEAVE A COMMENT