Bệnh sốt phát ban là gì? Phân loại và cách điều trị bệnh sốt phát ban

  sức khỏe

Bệnh sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhở dưới 2 tuổi và ít gặp ở người lớn. Tuy nhiên triệu chứng của sốt phát ban thường làm ta nhầm lẫn với bệnh sởi hoặc sốt rét. Cùng DINHNGHIA.INFO tìm hiểu các thông tin để hiểu rõ hơn về sốt phát ban nhé

benh sot phat ban, sot phat ban o tre em

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là một loại bệnh với các triệu chứng thường là sốt và nổi những vết nổi lên sau cơn sốt của bệnh và có màu hồng, kèm theo mệt mỏi, ngứa ngáy, sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, thân người bệnh sẽ nổi ban. Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng này. Bệnh sốt phát ban thường được nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi, hoặc bệnh sốt rét.

Nguyên nhân của bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6 hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Virus sống trong cơ thể người các loài vật sống trong nhà, lây truyền qua các loại động vật ký sinh như chấy rận hoặc qua bọ chét ở chuột.

Triệu chứng của sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban thường  xuất hiện đột ngột với sốt cao, đau đầu, rét run, đau mình mẩy và mệt lử.

Ban xuất hiện vào ngày thứ 4 – 6 ở nửa người trên, sau đó lan toàn thân nhưng thường ít xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay và gan bàn chân. Thể hiện rõ tình trạng nhiễm độc và bệnh kết thúc bằng hạ nhiệt nhanh sau 2 tuần sốt.

Tỷ lệ tử vong tăng theo tuổi từ 10 – 40%. Có thể mắc bệnh nhẹ không kèm theo phát ban, nhất là ở trẻ em và người đã được miễn dịch một phần trước đó.
Sốt 39 – 400C, đau đầu, đau mình mẩy, rét run, mệt lả, biểu hiện nhiễm độc.
Phát ban bắt đầu ở nửa người trên sau lan toàn thân trừ ở mặt, lòng bàn tay và gan bàn chân.

Ở trẻ bị sốt phát ban các nốt đỏ có xu hướng lan từ ngực, lưng, bụng cho đến cổ và cánh tay. Phát ban có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

– Trẻ bị tiêu chảy, cảm giác khó chịu

– Phần mí mắt sưng lên và có dấu hiệu chán ăn.

Làm gì khi trẻ bị sốt phát ban?

Khi bị sốt phát ban, bệnh nhân không nên tự ý áp dụng các cách chữa khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bệnh, nên đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán thông qua bệnh sử hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể chống lại bệnh.

Nếu trẻ mắc bệnh sốt phát ban, cách tốt nhất là hãy cho trẻ nghỉ ngơi trên giường, việc này sẽ tránh nguy cơ lây lan virus tới trẻ khác.

Nếu bạn bị nhiễm virus hoặc phải chăm sóc trẻ bị bệnh, hãy nhớ rửa tay thường xuyên để tránh lây lan virus tới những người có hệ miễn dịch yếu.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, soda chanh, nước luộc thịt, các loại nước khoáng hoặc nước uống thể thao như Gatorade hoặc Powerade để ngăn chặn mất nước.

Sốt phan ban kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

sốt phát ban kiêng gì

  • Không để người bệnh ở nơi chật kín, tù túng và ẩm ướt.
  • Không để trẻ dùng tay gãi lên da.
  • Thận trọng khi tắm rửa. Khi bị sốt phát ban, cơ thể còn rất yếu. Nếu tắm rửa không cẩn thận, trẻ sẽ dễ bị cúm hoặc chuyển sang các bệnh nghiêm trọng khác.
  • Không đến những nơi công cộng, đông người.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm từ khói bụi, hóa chất, lông thú nuôi trong nhà để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng.
  • Không mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải dễ gây kích ứng da.
  • Không ăn trứng, thực phẩm khó tiêu, nước lạnh, nước đá và kem.

LEAVE A COMMENT