Sỏi thận là gì? 5 cách điều trị sỏi thận đơn giải có thể làm tại nhà

  sức khỏe

Sỏi thận là gì?  Ngày càng có nhiều người mắc bệnh sỏi thận là do đâu? Có những phương pháp nào có thể điều trị và phòng tránh sỏi thận hiệu quả? Cùng DINHNGHIA.INFO xem bài viết sau đây nhé

soi than la gi, dieu tri soi than nhu nao

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là là đường tiết niệu nguy hiểm và phổ biến. Không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu, bệnh còn có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Sỏi thận là kết quả của việc các chất hòa tan trong nước tiểu bị kết tủa lại và tích tụ thành sỏi.

Sỏi có thể hình thành ở nhiều vị trí trong đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận… Sỏi thận có nhiều loại nhưng hay gặp nhất là sỏi canxi (chiếm tới khoảng 80 – 90%). Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi cystin và sỏi acid uric.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận thường không có triệu chứng rõ rệt, Việt Nam có tới 1/3 dân số bị sỏi thận nhưng chỉ có số ít có triệu chứng cụ thể.  Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu.

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng) và đến bìu

Đau rát khi đi tiểu
Đi tiểu ra máu
Tiểu tiện nhỏ giọt thường xuyên
Đau lưng, đau bụng
Buồn nôn
Sốt kèm cảm giác ớn lạnh

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận:

Nhịn tiểu thường xuyên

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến cho các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể tạo điều kiện lưu lại và tạo sỏi.

Không ăn sáng – Nguyên nhân sỏi thận

Việc bỏ qua bữa ăn sáng khiến mật không thể bài tiết dịch cho việc tiêu hóa, dịch mật tích tụ hình thành sỏi thận.

Không uống đủ nước

Uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ít hơn, trở nên đậm đặc hơn, nồng độ tinh thể dễ tăng cao và tạo thành sỏi thận.

Nguyên nhân sỏi thận do mất ngủ

Vào buổi tối khi ngủ, mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo lại những tổn thương. Nhưng nếu bạn mất ngủ, chức năng này sẽ không được thực hiện, lâu ngày sẽ gây nên nhiều bệnh lý về thận trong đó có sỏi thận.

Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn có hàm lượng muối, dầu mỡ cao là nguyên nhân khiến thận gia tăng bài tiết canxi, giảm pH nước tiểu, giảm bài tiết citrat niệu, tạo tiền đề cho sỏi thận hình thành.

Cách điều trị sỏi thận

Điều trị sỏi thận được chia ra làm 2 phương pháp chính là điều trị ngoại khoa (phẫu thuật lấy sỏi thận) và điều trị nội khoa (làm mòn, tan sỏi thận từ từ)

Điều trị sỏi thận ngoại khoa:

Bác sĩ chỉ định điều trị sỏi thận ngoại khoa trong trường hợp kích thước sỏi lớn chiến toàn bộ bể thận và xuất hiện các biến chứng như: giãn thận độ III, IV; thận ứ mủ; suy thận…

Với sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh có nhiều lựa chọn để lấy sỏi ra ngoài như: tán sỏi qua da, mổ nội soi lấy sỏi…

Điều trị  sỏi thận nội khoa

Uống nhiều lít nước mỗi ngày

uong nuoc tri soi than, uong nhieu nuoc moi ngay

Bất chấp bạn bị sỏi thận loại nào, chỉ cần kích thước sỏi nhỏ hơn 5 mm thì nó sẽ tự bài tiết ra ngoài mà không cần biện pháp can thiệp y khoa. Nếu bạn cảm nhận được có sỏi nhưng cảm giác không quá đau để phải điều trị, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống từ 2 tới 3 lít nước mỗi ngày cho tới khi sỏi tự đào thải ra ngoài. Giữ cơ thể thật đủ nước để giúp đẩy sỏi ra khỏi thận.
Uống nhiều nước để nước tiểu gần như trong suốt, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể rất đủ nước.
Các thức uống không chứa caffein, đường và cồn như thức uống hương gừng, nước ép hoa quả hay trà xanh cũng giúp cơ thể có đủ nước. Tránh dùng thức uống có caffein, chất tạo ngọt nhân tạo, đường hoặc cồn trong thời gian cố đào thải sỏi ra ngoài.

Thay đổi chế độ ăn đề làm mòn sỏi thận

Vì sỏi thận là do các khoáng chất tích tụ lại, nên nếu bạn bớt ăn các thực phẩm chứa khoáng chất này thì có thể khiến sỏi co lại. Đây là phương pháp rất hiệu quả nếu bạn có sỏi canxi hay sỏi axít uric.
Nếu bạn có sỏi canxi thì nên giảm ăn các thực phẩm sau vì chúng khiến vấn đề thêm trầm trọng: thức ăn mặn, sản phẩm từ sữa, hàu, đậu hũ và thức ăn nhiều chất béo. Nếu bạn có sỏi canxi oxalat thì nên tránh các thức ăn chứa nhiều oxalat như đại hoàng, nho, cải bó xôi, khoai lang, cà phê và sôcôla.
Đối với sỏi axít uric thì bạn phải giảm ăn các thực phẩm chứa axít uric: thịt nội tạng như gan và thận, cá cơm, cá mòi, đậu, nấm, bông cải, men nở và bia rượu.

Uống thức uống chứa chanh mỗi ngày sẽ ngăn cản sự hình thành sỏi thận .

Cho dù bạn uống loại nước chanh nào thì tính axít của chanh cũng giúp ngăn cản sỏi hình thành, ví dụ như nước chanh có pha đường, nước cốt chanh hay đơn thuần là cốc nước với vài lát chanh vắt vào đó

Dùng các loại cây thảo dược điều trị

Các vị thuốc được gia giảm theo quy chuẩn phù hợp với cơ địa người Việt hiện đại, đem lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận.

• Kim tiền thảo- tiêu sỏi: Đây là loại thảo dược chủ đạo trong bài thuốc, kim tiền thảo làm tăng khả năng bài tiết dịch mật trong gan giúp bào mòn sỏi.

• Cỏ xước và ké đầu ngựa- lợi tiểu, đào thải sỏi: Có tác dụng giãn cơ trơn niệu quản giúp đưa sỏi ra ngoài mà không gây ứ tắc, đau đớn.

• Mía giò, thổ phục linh và củ dứa – kháng viêm kháng khuẩn: Hỗn hợp saponin trong mía dò giúp chống viêm túi mật ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi. Thổ phục linh, củ dứa kiểm soát tốt nồng độ các khoáng chất như canxi, natri, cystine… trong nước tiểu tránh tổn thương cho thận.

Lựa chọn phương pháp điều trị sỏi thận phù hợp:

cac loai soi than

Các loại sỏi thận

Xác định xem bạn có thật sự bị sỏi thận không.

Trong khi không phải tất cả các trường hợp sỏi thật đều gây ra triệu chứng bên ngoài, nhưng cũng có lúc chỉ cần viên sỏi rất nhỏ cũng khiến bạn đau quằn quại. Nếu trước đây đã từng có sỏi thận thì bạn có lý do tin chắc về tình trạng mình đang gặp phải. Tuy nhiên, vì triệu chứng sỏi thận có phần giống với triệu chứng của các căn bệnh khác nên tốt nhất bạn cần được bác sĩ chẩn đoán để đưa ra cách trị phù hợp. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của sỏi thận:
– Đau dữ dội ở hai bên hông và lưng dưới, lan tới bụng và háng.
– Cơn đau xuất hiện và biến mất theo từng đợt, và đau trong lúc tiểu.
– Nước tiểu có mùi hôi, đục, màu hồng hoặc nâu.
– Buồn nôn và nôn.

Đi khám bệnh để được chụp ảnh kiểm tra.

Chụp x-quang, chụp CT hay siêu âm (tùy thuộc vào đề nghị của bác sĩ) khi có các triệu chứng sỏi thận là cách tốt nhất để quyết định phương pháp điều trị. Công nghệ chụp ảnh cho biết kích thước, hình dạng và số lượng sỏi bạn đang có

  • Nếu sỏi nhỏ hơn 5 mm thì bác sĩ thường đề nghị bạn áp dụng các phương pháp tại nhà để thải sỏi ra ngoài
  • Nếu sỏi lớn hơn hoặc có nhiều sỏi, bác sĩ có thể kê thuốc hoặc đề nghị một lộ trình điều trị để tán sỏi, từ đó khiến chúng tự đào thải ra ngoài.

Xác định loại sỏi thận bạn đang bị.

Các loại sỏi thận gây ra triệu chứng giống nhau nhưng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biết được nguyên nhân hình thành sỏi sẽ giúp bạn tìm ra cách làm giảm kích thước của chúng, và ngăn ngừa hình thành sỏi trong tương lai. Bác sĩ xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định loại sỏi bạn đang có. Sau khi bạn tiểu sỏi ra ngoài, họ có thể gởi nó tới phòng thí nghiệm để tìm ra thành phần cấu tạo. Dưới đây là các loại sỏi thận khác nhau:

  • Sỏi canxi: đây là loại phổ biến nhất, hình thành do hàm lượng canxi cao kết hợp với một chất khác như oxalat hay axít uric.
  • Sỏi axít uric: loại này hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axít.
  • Sỏi struvite: hình thành sau khi nhiễm trùng đường tiểu.
  • Sỏi cystine: hình thành do một căn bệnh di truyền hiếm gặp.

6 Biện pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả

LEAVE A COMMENT