Categories: Địa Lý

Thái dương hệ là gì? Trái đất và Các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Vũ trụ có vô số những điều mà con người cần tìm hiểu. Trong đó, gần gũi nhất với chúng ta chính là hệ Mặt Trời và Trái Đất. Vậy, hệ Mặt Trời và Trái Đất có đặc điểm như thế nào? Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã sinh ra những hệ quả nào? Hãy cùng DINHNGHIA.INFO tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Mục lục

Thái Dương hệ là gì

Thái Dương hệ – Hệ Mặt Trời là tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời bao gồm có Mặt Trời ở trung tâm của hệ cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh, chính là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, các sao chổi hay các thiên thạch, và các đám khí bụi. Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, bao gồm: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời và Trái Đất có mối quan hệ gắn bó với nhau. Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. 149,6 triệu km là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời ở trung tâm. Một khoảng cách như vậy kết hợp với sự tự quay của mình làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và nguồn ánh sáng phù hợp cho mọi sự sống có thể sinh trưởng và phát triển được. Chính vì vậy, Trái Đất còn được gọi là Hành tinh xanh của con người.

Cũng như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Sự tác động qua lại giữa hệ Mặt Trời và Trái Đất đã tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái Đất.

Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Sự luân phiên ngày đêm

Hệ quả đầu tiên do hệ Mặt Trời và Trái Đất tạo ra chính là sự luân phiên ngày đêm. Do Trái Đất có hình khối cầu nên luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng. Đây là nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất. Nhờ sự chuyển động tự quay quanh trục của mình mà ngày đêm trên Trái Đất luôn được luân phiên nhau ở mọi điểm trên bề mặt của nó.

Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Để thuận tiện cho việc tính giờ tại các địa phương khác nhau và công việc giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực sẽ có một múi giờ riêng. Đối với những khu vực rộng lớn, giờ chính xác của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được tính là giờ chung cho toàn bộ khu vực. Một quốc gia trên thế giới có thể có nhiều múi giờ do lãnh thổ rộng lớn. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay còn gọi là giờ GMT, đi qua đài thiên văn Greenwich, London, nước Anh.

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở hai bán cầu Nam Bắc

Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng so với hướng ban đầu của nó do sự chuyển động tự quay quanh trục. Nhìn theo hướng chuyển động của các vật thể:

  • Ở Nam bán cầu vật chuyển động lệch về phía bên trái.
  • Ở Bắc bán cầu vật chuyển động lệch về phía bên phải.

Lực Côriôlít tác động mạnh tới hướng di chuyển của các khối khí, dòng biển, dòng sông… ở cả hai bán cầu Bắc Nam. Chính vì vậy mà ta vẫn thấy hiện tượng đường ray tàu hoả bị mòn hơn về một phía, các dòng sông có bên bồi bên lở…

Hệ Mặt Trời và Trái Đất vẫn còn rất nhiều bí ẩn đối với mỗi người chúng ta. Những bí mật về hệ Mặt Trời và Trái Đất có liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của con người, chính vì vậy, con người cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Ngoài ra những thông tin mà DINHNGHIA.INFO cung cấp, các bạn có thể tìm hiểu về hệ Mặt Trời và Trái Đất thông qua các kênh như sách vở, báo chí, truyền thông.

admin

Recent Posts

Cách nấu cơm gà Hội An ngon như nhà hàng mà rất đơn giản

Cơm gà Hội An là một món ăn quen thuộc của người dân Đà Nẵng,…

4 năm ago

Cà khịa là gì? Xu hướng cà khịa có từ bao giờ?

Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội từ cà khịa xuất hiện tràn…

4 năm ago

Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước – Lịch Sử lớp 5

/Lịch Sử /Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước – Lịch Sử lớp…

4 năm ago

Chiến thắng Chi Lăng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả và Ý nghĩa

Chiến thắng Chi Lăng thuộc bài 16 trong chương trình. Đây là một trong những…

4 năm ago

Nhà Nguyễn thành lập – Vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam ra đời như nào?

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, tồn tại trong…

4 năm ago

Nhà Trần thành lập khi nào? Những đóng góp của triều đại nhà Trần vào lịch sử

Nhà Trần thành lập chính là một cột mốc vô cùng đặc biệt trong lịch…

4 năm ago