Categories: Sinh Vật

Lipid huyết tương là gì? Cấu tạo và Chức năng của lipid huyết tương

Lipid huyết tương là một chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và đặc biệt là với quá trình tuần hoàn máu. Vậy chức năng của lipid huyết tương ra sao? Lipid huyết tương là gì? Có những loại lipit nào trong máu? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được DINHNGHIA.INFO giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Lipid huyết tương là gì?

Như chúng ta đã biết, lipid là một hợp chất béo và không tan trong nước. lipid chứa nhiều nhóm chức hữu cơ giống nhau. Ta có thể dễ dàng bắt gặp lipid trong những chất như dầu ăn, mỡ,…Trong cơ thể người và động vật, lipid là một hợp chất được lưu hành trong máu và dịch cơ thể.

Đồng thời, chúng ta cũng cần lưu ý, lipid có thể kết hợp với protein trong máu để tạo thành lipoprotein. Khác với lipid, đây là các phân tử có thể được hòa tan trong nước và có chức năng vận chuyển lipid trong máu. Các lipoprotein còn được biết tới với tên gọi khác là lipid huyết tương.

Cấu tạo và chức năng của lipid huyết tương

Lipid huyết tương hay lipoprotein huyết tương có thành phần chủ yếu là các lipid và protein. Bên cạnh đó, hợp chất này còn có các chất khác như cholesterol, phospholipid, steroid…

Các lipid huyết tương có dạng hình cầu và phần vỏ dày khoảng 1nm. Đây là bộ phận có tính phân cực giúp các lipoprotein được hòa tan trong huyết tương. Lipoprotein được chia thành nhiều loại. Do đó, mỗi loại lipid huyết tương sẽ có chức năng khác nhau. Tuy nhiên, chức năng chính của lipid huyết tương là giữ vai trò quyết định ở màng tế bào và enzym, hỗ trợ quá trình lưu thông máu tốt hơn.

Khi bị rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein có thể dẫn tới các bệnh nguy hiểm về tim mạch. Vậy lipoprotein có mấy loại và chức năng của lipoprotein là gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Phân loại lipid huyết tương và chức năng của lipid huyết tương theo từng loại

Chylomicron (CM)

Dựa vào phương pháp siêu ly tâm phân tích, người ta đã tìm ra, CM là lipid huyết tương có kích thước lớn nhất. Đây cũng là chất có hàm lượng triglycerid cao. Loại lipoprotein này được tổng hợp duy nhất ở lưới nội nguyên sinh của tế bào niêm mạc ruột.

Đồng thời, Chylomicron cũng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ở huyết tương sau bữa ăn nhiều mỡ. Đây là chất làm cho huyết tương màu đục và trắng. CM sẽ biến mất sau vài giờ. Do đó, huyết tương của người bình thường khi đói sẽ trong thay vì đục.

Chức năng của Chylomicron là vận chuyển triglycerid ngoại sinh (các chất này có trong thức ăn) từ ruột tới gan . Đồng thời, các chất này cũng có trong mao mạch của mô mỡ, tim , cơ xương …để giải phóng acid béo tự do cho các mô này . Phần Chylomicron còn lại chứa cholesterol , và CM tàn dư sẽ tiếp tục vào máu đến gan. Cuối cùng, chúng sẽ tại thoái hóa trong lysosom.

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp được tạo thành ở tế bào gan. Đây là dạng vận chuyển triglycerid nội sinh vào trong hệ tuần hoàn. VLDL sẽ vận chuyển từ gan đến mô mỡ. Sau đó, enzym  lipoprotein lipase sẽ xúc tác sự thủy phân triglycerid và giải phóng acid béo. Số VLDL còn lại sẽ được tiếp tục được thoái hóa trong lysosom

Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)

Lipoprotein tỷ trọng thấp là sản phẩm thoái hóa của Lipoprotein tỷ trọng cao trong máu. Đây là hợp chất béo rất giàu cholesterol và cholesterol este. Chức năng lipid huyết tương này là vận chuyển cholesterol đến các mô.

Ngoài ra, các lipoprotein tỷ trọng thấp sẽ được gắn với receptor đặc hiệu ở màng tế bào trước khi chúng được đưa vào trong tế bào. Cholesterol có trong lipoprotein này được coi là cholesterol xấu bởi nó sẽ tham gia vào sự phát triển các mảng xơ vữa động mạch. Đây là một căn bệnh nguy hiểm ở người cao tuổi và có thể khiến quá trình lưu thông máu gặp khó khăn.

Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL)

Lipoprotein tỷ trọng trung gian là loại lipoprotein có tỷ trọng giữa lipoprotein có tỷ trọng thấp và rất thấp. Các lipoprotein sau khi giải phóng triglycerid sẽ nhận thêm các  cholesterol este. Chất này sẽ nhanh chóng thoái hóa thành các lipoprotein có tỷ trọng thấp.

Chức năng của ldl là chuyển hóa các LDL trở lại tế bào gan, đồng thời thủy phân để tạo thành các LDL. Từ đó lại vận chuyển cholesterol đến các mô.

Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)

Các Lipoprotein tỷ trọng cao được tạo thành ở gan và ruột non của người và động vật. Loại lipid huyết tương này được giải phóng dưới dạng lipoprotein mới sinh hình đĩa. HDL rất giàu protein. Chính vì thế, chức năng của HDL là vận chuyển cholesterol ở các mô ngoại vi về gan. Sau đó, ở gan chúng sẽ thoái hóa thành acid mật .

Khác với LDL, Cholesterol của HDL được coi là cholesterol tốt. Vì các cholesterol này bảo vệ thành mạch nhằm hạn chế gây xơ vữa động mạch. Do đó, cơ thể có lượng HDL càng thấp thì sẽ có nguy cơ xơ vữa động mạch càng cao và ngược lại.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về lipid huyết tương cũng như chức năng của lipid huyết tương rồi. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về phần kiến thức lipid huyết tương là gì hay chức năng của lipid huyết tương, hãy để lại nhận xét dưới đây để cùng DINHNGHIA.INFO trao đổi nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách nấu cơm gà Hội An ngon như nhà hàng mà rất đơn giản

Cơm gà Hội An là một món ăn quen thuộc của người dân Đà Nẵng,…

4 năm ago

Cà khịa là gì? Xu hướng cà khịa có từ bao giờ?

Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội từ cà khịa xuất hiện tràn…

4 năm ago

Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước – Lịch Sử lớp 5

/Lịch Sử /Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước – Lịch Sử lớp…

4 năm ago

Chiến thắng Chi Lăng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả và Ý nghĩa

Chiến thắng Chi Lăng thuộc bài 16 trong chương trình. Đây là một trong những…

4 năm ago

Nhà Nguyễn thành lập – Vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam ra đời như nào?

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, tồn tại trong…

4 năm ago

Nhà Trần thành lập khi nào? Những đóng góp của triều đại nhà Trần vào lịch sử

Nhà Trần thành lập chính là một cột mốc vô cùng đặc biệt trong lịch…

4 năm ago