Sán lợn là gì? Sán lợn nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị

  Sinh Vật, sức khỏe

Nhiều ngày gần đây, bệnh sán lợn bất ngờ được phát hiện ở số lượng lớn trẻ nhỏ tại Bắc Ninh. Rất nhiều phụ huynh đang lo lắng và sợ hãi trước bệnh dịch này? Vậy sán lợn có gì nguy hiểm? Dấu hiệu và cách điều trị sán lơn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Dinhnghia.info nhé

sán lợn, sán lợn như nào

Mẫu sán lợn thực tế

Sán lợn là gì?

Sán lợn là bệnh ký sinh trùng do sán dây lợn Taenia solium gây ra. Trong đó lợn là trung gian truyền, ủ bệnh sang người. Bệnh rất nguy hiểm vì sán lợn có thể chạy lên não tạo thành sán não mãn tính. Sán não có thể gây co giật, động kinh và nhiều hậu quả nguy hiểm khác.

Triệu chứng của người nhiễm sán lợn là gì?

Ở lợn, tùy theo mức độ, số lượng ấu trùng nhiều hay ít, lợn có biểu hiện những triệu chứng như sốt nhẹ, kém ăn, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn, dưới da và trong cơ có rất nhiều những nốt cục nhìn rất rõ, xung quanh những mạch máu, cơ nổi rõ như hạt gạo,mạch máu tắc nghẽn bởi nốt gạo. Lợn có thể bị tê liệt hay què, kiệt sức và chết tùy theo mức độ nhiễm bệnh.

Người bị bệnh sán lợn thường có các triệu chứng sau:

Da có các nang nhỏ, bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. U nang sán thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính cách đối xứng. Rất hiếm khi các u nằm bên cạnh dây thần kinh và gây đau dây thần kinh hoặc chèn ép lâm ba gây phù voi.

U nang sán sau nhiều năm sẽ bị vôi hoá, lúc này có thể phát hiện được bằng X quang.

Não có biểu hiện như một u nang trong não hoặc có thể gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng đa dạng không đặc hiệu tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược trí năng, rối loạn tâm thần.

Bệnh nhân có thể bị liệt, thậm chí đột tử. Mắt thì nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt. Cơ tim có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân bị ngất xỉu.

Bệnh nhiễm sán lợn thường gặp ở độ tuổi nào?

Ấu trùng sán lợn là bệnh rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên nhân mắc và lây nhiễm bệnh sán lợn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh kém. Không tắm rửa thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vô tình các chất bị ô nhiễm vào miệng;
  • Tiếp xúc với vật nuôi. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi có phân người và động vật không được xử lý đúng cách;
  • Đi du lịch đến các nước đang phát triển. Nhiễm trùng xảy ra thường xuyên hơn ở những vùng người dân có thói quen vệ sinh kém;
  • Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín. Trứng sán dây và ấu trùng có trong thịt lợn hoặc thịt bò bị ô nhiễm;
  • Sống trong vùng có bệnh lưu hành. Ở một số nơi trên thế giới, bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp xúc với trứng sán dây.

Cách điều trị sán lợn ở người lớn và trẻ nhỏ

Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị sán rất hiệu quả. GS Nguyễn Văn Kính cho biết, với sán trưởng thành chỉ cần uống thuốc 1 ngày là khỏi. Với ấu trùng sán, điều trị dài ngày hơn, thường 2 tuần nhưng có thể kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày.

Hiện tại phác đồ điều trị sán lợn chỉ áp dụng từ bệnh viện tuyến huyện trở lên. Do đó người dân không tự ý mua thuốc về dùng, cũng không nên điều trị bằng đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến các cơ sở y tế chuyên ngành để kiểm tra, điều trị sớm. Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể và bệnh nhân phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.(theo VNN)

Người dân không nên tự điều trị hay điều trị bằng các phương pháp truyền miệng.

Phòng bệnh sán lợn như nào sẽ hiệu quả?

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã và trước khi chế biến thức ăn;

Rửa sạch cũng như gọt vỏ các loại rau và trái cây trước khi ăn.

Không ăn thịt lợn sống, tiết canh hay các loại thịt có thể chứa sán mà chưa qua chế biến.

Chỉ uống nước đóng chai hoặc nước đun sôi (1 phút) hoặc nước có ga trong lon hoặc chai;

Lọc nước không an toàn thông qua một bộ lọc “tuyệt đối 1 micron” hoặc nhỏ hơn và hòa tan i-ốt trong nước lọc, bạn có thể tìm thấy bộ lọc “tuyệt đối 1 micron” ở các cửa hàng cung cấp dụng cụ cắm trại hoặc hoạt động ngoài trời.

LEAVE A COMMENT