Categories: Sinh Vật

Trùng biến hình bắt mồi là gì? Cấu tạo và sinh sản của trùng biến hình bắt mồi

Trùng biến hình bắt mồi là gì? Chúng có đặc điểm và cấu tạo thế nào? Trùng biến hình khác trùng giày ở điểm nào? Đây là những kiến thức sinh học được nhiều bạn học sinh thắc mắc hiện nay. Hãy cùng DINHNGHIA.INFO tìm hiểu qua bài viết về trùng biến hình bắt mồi dưới đây nhé.

Trùng biến hình bắt mồi là gì? Cấu tạo và di chuyển của trùng biến hình

Trùng biến hình bắt mồi là gì?

Trùng biến hình là một loài sinh vật đơn bào thuộc lớp chân giả. Loại trùng này sống ở các khu vực nhiều bùn trong ao hoặc các hồ nước lặng. Đôi khi chúng còn sống trong cả các lớp váng trên mặt ao, hồ.

Đây là một loài sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 0,1 – 0,5mm. Vì thế chúng ta chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi và không thể quan sát bằng mắt thường.

Cấu tạo và di chuyển của trùng biến hình

Cấu tạo của trùng biến hình: Trùng biến hình được coi là loài sinh vật tiêu biểu nhất của lớp chân giả. Cơ thể của chúng chỉ gồm một tế bào đơn giản. Cấu tạo của trùng biến hình gồm chất nguyên sinh ở dạng lỏng, nhân, không bào tiêu hóa và không bào co bóp.

Di chuyển: trùng biến hình di chuyển bằng các chân giả. Vậy chân giả của chúng được tạo ra như thế nào? Cụ thể, các chất nguyên sinh ở dạng lỏng sẽ dồn về một phía để tạo thành chân giả. Chính vì thế mà chúng có thể biến đổi thành các hình dạng khác nhau.

Cách bắt mồi và sinh sản của trùng biến hình

Trùng biến hình bắt mồi như thế nào?

Cách bắt mồi của trùng biến hình có khá nhiều điểm tương tự với cách thủy tức bắt mồi. Cụ thể, trùng biến hình bắt mồi bằng cách:

  • Tạo ra các chân giả để tiếp cận và bao vây con mồi (như tảo, vi khuẩn hay các vụn hữu cơ…).
  • Sau đó chân giả của chúng sẽ kéo con mồi vào sâu bên trong chất nguyên sinh để nuốt con mồi.
  • Cuối cùng, chúng dùng không bào tiêu hóa để bao vây lấy con mồi và dần dần tiêu hóa nhờ có dịch tiêu hóa được tiết ra.

Dinh dưỡng của trùng biến hình được gọi là tiêu hóa nội bào. Trùng biến hình bắt mồi sau đó sẽ tiêu hóa ngay trong cơ thể. Ngược lại, việc hô hấp như trao đổi khí, lấy O2, thải CO2 sẽ được thực hiện qua bề mặt cơ thể.

Sinh sản của trùng biến hình

Cách sinh sản của trùng biến hình tương tự với cách trùng roi sinh sản. Trùng biến hình cũng sinh sản theo hình thức sinh sản vô tính. Khi gặp các điều kiện thuận lợi về thức ăn hay nhiệt độ, trùng biến hình sẽ phân đôi cơ thể theo mọi hướng cho đến khi tạo thành 2 tế bào riêng biệt.

So sánh trùng biến hình và trùng giày

Quan sát các hình ảnh hay video về trùng giày, ta có thể dễ dàng nhận ra trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình. Vậy trùng giày có phức tạp hơn ở những điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng so sánh dưới đây.

Trùng giày Trùng biến hình
  • Thuộc lớp chân cỏ
  • Thuộc lớp chân giả
  • Trùng giày có cơ thể giống hình đế giày.
  • Trùng biến hình có hình dạng cơ thể không ổn định và có thể thường xuyên biến đổi.
  • Cơ thể không chứa chất diệp lục
  • Không chứa chât diệp lục
  • Di chuyển được trong nước nhờ các lớp lông phủ phía ngoài cơ thể
  • Di chuyển trong nước bằng việc tạo ra các chân giả
  • Sinh sản theo 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính
  • Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
  • Bài tiết qua lỗ thoát
  • Bài tiết thông qua bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về trùng biến hình, cấu tạo và cách trùng biến hình bắt mồi. Hy vọng qua bài viết trên đây, các em sẽ hiểu rõ hơn về loài sinh vật thuộc lớp chân giả này. Qua đó có thể phân biệt giữa trùng giày và trùng biến hình. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề bài viết về trùng biến hình bắt mồi, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách nấu cơm gà Hội An ngon như nhà hàng mà rất đơn giản

Cơm gà Hội An là một món ăn quen thuộc của người dân Đà Nẵng,…

4 năm ago

Cà khịa là gì? Xu hướng cà khịa có từ bao giờ?

Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội từ cà khịa xuất hiện tràn…

4 năm ago

Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước – Lịch Sử lớp 5

/Lịch Sử /Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước – Lịch Sử lớp…

4 năm ago

Chiến thắng Chi Lăng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả và Ý nghĩa

Chiến thắng Chi Lăng thuộc bài 16 trong chương trình. Đây là một trong những…

4 năm ago

Nhà Nguyễn thành lập – Vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam ra đời như nào?

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, tồn tại trong…

4 năm ago

Nhà Trần thành lập khi nào? Những đóng góp của triều đại nhà Trần vào lịch sử

Nhà Trần thành lập chính là một cột mốc vô cùng đặc biệt trong lịch…

4 năm ago