Gỗ gụ là gì? phân loại gỗ gụ, giá cả của gỗ gụ hiện nay

  Sinh Vật

Gỗ gụ là gì? Sập gụ tủ chè tại sao được coi là tiêu chí đánh giá nhà giàu? Cùng DINHNGHIA.INFO tìm hiểu về loại gỗ này nhé

Gỗ gụ là gì?

Gỗ gụ là 1 trong những loại gỗ quý được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất . Từ xưa đến nay, gỗ gụ được coi như 1 sản phẩm gỗ nội thất khá cao cấp: sập gụ, tủ chè như là 1 thước đo của nhưng gia đình giàu có.

Về khoa học và địa lý: Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,… Gỗ gụ là sản phẩm của việc khai thác, xẻ gỗ thành từng khối, tấm theo mục đích bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Hiện nay Gụ được liệt vào loại cây quý hiếm cần được bảo tồn do nạn khai thác, chặt phá rừng quá mức và nó được liệt vào bậc DD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN( gọi tắt là sách đỏ là danh sách các động thực vật cần được bảo tồn trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng). Tại Việt Nam nó được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Nhóm này cũng bao gồm nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: Cẩm lai, lát hoa, gõ,….

Đặc điểm của cây gỗ gụ

Đặc điểm cây, thân, lá gỗ gụ

Gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn, cây trưởng thành có độ cao phổ biến từ 20 – 30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình không quá lớn như chò chỉ và ở mức đường kính 0,6-0.8m, có những cây phát triển lớn hơn 1m. Chất lượng gỗ rất tốt, không bị mối mọt, mục,….

Thân cây thẳng, dài, ít nhánh nên rất được ưa chuộng làm các đồ nội thất lớn và cao cấp.

Lá cây gụ kép lông chim một lần, chẵn; lá chét 4-5 đôi hình bầu dục, dài 6 – 12cm, rộng 3,5 – 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét dài khoảng 5mm. Lá bắn hình tam giác, dài 5 – 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung.

Đặc điểm vân, độ nặng, độ cứng, mùi, màu của gỗ gụ:

Về màu sắc: Gỗ gụ bình thường có màu vàng khi mới khai thác, già hoặc để lâu thường có mầu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây.

Về độ nặng: Gỗ này rất nặng do có tỉ trọng lớn, nặng hơn khá nhiều so với các loại gỗ thông thường.

Về mùi: Có mùi hơi chua nhưng không hăng khi đưa lên mũi ngửi.

Lưu ý khi mua gỗ gụ chúng ta nên mua chúng ở dạng thô để có thể dễ dàng nhận biết, tránh mua khi đã sơn, đánh vecni để nhận biết gỗ thật giả tốt và dễ dàng hơn.

Phân loại gỗ gụ trên thị trường hiện nay

Phân loại theo xuất xứ quốc gia:

Hiện nay gỗ gụ được phân loại không phải dựa trên khoa học mà dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền là chính và chúng được phân loại như sau:

+ Gụ ta: Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.

+ Gụ mật: Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lai và Lào.

+ Gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại.

+ Gụ Nam Phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.

Phân loại theo chất lượng gỗ:

Để chọn được sản phẩm gỗ gụ bền và đẹp nhất thì bạn hãy lựa chọn dòng gụ ta.

Còn không, các dòng gụ khác sẽ có giá mềm hơn như gụ mật, gụ Lào, gụ Nam Phi.

Giá cả của gỗ gụ hiện nay:

Vì là loại gỗ quý nên gỗ gụ có giá thành tương đối đắt so với các dòng gỗ tự nhiên khác trên thị trường

Hiện nay các loại gỗ nhập khẩu hoặc gụ ta có rất nhiều nhưng giá không ổn định và tăng giảm theo độ sốt của gỗ. Chỉ có gỗ gụ mật được trồng tại Gia Lai và Lào có giá ổn định ở mức 20.000.000 đồng – 24.000.000 đồng/1m3.

Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ gụ:

Bàn thờ đẹp gỗ gụ, giường ngủ, tủ chè, sofa

LEAVE A COMMENT