Người tối cổ – Khái niệm và đặc điểm tập quán sinh hoạt

  Lịch Sử

Người tối cổ là gì? Tổ chức xã hội của người tối cổ là gì? Đặc điểm của người tối cổ?… Có thể thấy, trong quá trình tiến hóa của loài người, người tối cổ là một bước tiến quan trọng với lịch sử, và ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều di chỉ liên quan. Bài viết sau đây DINHNGHIA.INFO sẽ lý giải cho bạn những câu hỏi về chủ đề này.

Người tối cổ là gì?

Vượn cổ biến hòa thành người tối cổ trong giai đoạn đầu khi mới tiến hóa. Vượn cổ theo khảo sát của các nhà nghiên cứu chỉ cao tầm 1,2 m nhưng sau quá trình lao động thực tế biến thành người vượn tối cổ lịch sử với chiều cao và các đặc điểm đã thay đổi đáng kể. Người tối cổ lịch sử trong thời gian đầu vẫn mang nét hao hao giống vượn cổ nhưng tiến hóa hơn.

hình ảnh người tối cổ

Sự xuất hiện của người tối cổ

Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành loài người, loài vượn cổ sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đi đứng thẳng bằng hai chân, cầm nắm và sử dụng công cụ lao động, cũng có thể ăn được hoa quả và một số động vật nhỏ. Và vào khoảng 3 – 4 triệu năm, người vượn tối cổ được tiến hóa từ người vượn cổ, sau hơn 2 triệu năm lao động.

Lúc này người tối cổ đã có thể đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, đã bắt đầu đi đứng thẳng và đôi tay tự do sử dụng. Hộp sọ của người tối cổ lớn. Bộ xương của họ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia – va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Thanh Hóa (Việt Nam).

Trên thế giới, người vượn tối cổ xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 – 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ – từ vượn cổ thành người vượn cổ – đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là tiền đề cho người tinh khôn hiện tại. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ.

Những di cốt và các công cụ lao động được tìm thấy thực tế và được công nhận trong các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi… đã minh chứng cho sự có mặt của người vượn ở Việt Nam.

Mặc dù vẫn cần tiếp tục phải xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song cho đến hiện tại thì giới nghiên cứu ở nước ta đều suy xét rằng: cách đây tầm khoảng từ 20 – 30 vạn năm, họ sinh sống đã sinh sống tại Việt Nam.

Một số hình ảnh về người tối cổ 

hình ảnh về người tối cổ

Đặc điểm của người tối cổ

Sau khi tiến hóa từ vượn cổ, họ đã tiến hóa thành người, tuy nhiên vẫn còn dấu tích nên có đặc điểm: phần trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người vẫn còn một lớp lông bao phủ.

Hộp sọ đã phát triển nên người tối cổ đã biết cách chế tạo các công cụ đá gọi là đồ đá cũ. Người tối cổ có ngôn ngữ và tôn giáo. Thường họ sống thành bầy có người đứng đầu gia đình. Và bắt đầu hình thành nên bầy người nguyên thủy.

Cuộc sống của người tối cổ

cuộc sống của người tối cổ

Cuộc sống của người tối cổ

Người tối tổ có cuộc sống khá bấp bênh do phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoạt động chính là săn bắt và hái lượm. Họ thường ở trong các hang động, dưới mái nhà hoặc dựng lều. Mặc dù có sự phân công lao động và phát minh ra lửa nhưng họ vẫn chưa tự chủ với thiên nhiên.

Tổ chức xã hội của người tối cổ là gì?

Tổ chức xã hội của họ là bầy người nguyên thủy. Bầy người nguyên thủy được hình thành từ 5-7 người tối cổ có quan hệ huyết thống ruột thịt. Họ sẽ tổ chức có người đứng đầu, thực hiện cùng làm cùng hưởng và có sự phân công rất rõ ràng về công việc lao động giữa nam và nữ.

Công cụ sản xuất của người tối cổ là gì?

Người tối cổ đã ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội để làm công cụ lao động sản xuất của mình.

Phương thức kiếm sống của người tối cổ là gì?

Phương thức kiếm sống của người tối cổ chính là săn bắt, hái lượm.

Hi vọng với những lý giải của DINHNGHIA.INFO về người tối cổ sẽ hấp dẫn cho sự tìm hiểu của bạn. Chúc bạn luôn tìm thấy những chủ đề bổ ích trong lịch sử!

LEAVE A COMMENT