Khởi nghĩa Yên Thế Lịch sử 11: Nguyên nhân, Tóm tắt diễn biến, Tính chất và Kết quả

  Lịch Sử

Giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 1858 đến cuối thể kỉ XIX mang nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 trong bài 21 đã tóm lược nội dung cũng như những thông tin cụ thể về cuộc khởi nghĩa này cùng với phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Cùng DINHNGHIA.INFO tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yến Thế Lịch sử 11 qua các giai đoạn, nguyên nhân, tóm tắt diễn biến, tính chất, kết quả và ý nghĩa qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

Khái niệm cuộc khởi nghĩa Yên Thế

  • Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 học trong bài 21: Được biết đến là cuộc đối đầu vũ trang giữa quân Pháp với những người nông dân ly tán của vùng Thái Nguyên. Đứng đầu cuộc khởi nghĩa này là Hoàng Hoa Thám. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu năm 1884 và kết thúc vào năm 1913.
  • Mục đích cuộc khởi nghĩa: chống lại chính sách bình định cùng các chính sách bóc lột và áp bức của thực dân Pháp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nông dân.
  • Lực lượng: chủ yếu là nông dân
  • Địa bàn: Khu vực núi Yên Thế – tỉnh Giang
  • Thời gian hoạt động cuộc khởi nghĩa: Suốt 29 năm liên tục từ 1884-1913
  • Hình thức: Đấu tranh vũ trang

Sơ lược về Yên Thế: thuộc vùng Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng đồi núi rậm rạp với địa hình hiểm trở. Vì vậy rất thích hợp với lối đánh du kích, rất thuận lợi khi bị truy đuổi bởi kẻ thù. Trên đây là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế Lịch sử 11.

khởi nghĩa yên thế lịch sử 11 từ năm 1884 đến năm 1913

Giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Hoàng Hoa Thám

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 chính là Hoàng Hoa Thám. Ông là người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, thuộc tỉnh Hưng Yên. Hoàng Hoa Thám sinh năm 1846 trong gia đình nhà nho nghèo. Ông tham gia nghĩa quân của Đề Nắm trước khi trở thành lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Ông là người có vóc dáng cao lớn, sống giản dị và kín đáo. Là người có lòng quả cảm, tinh thần yêu nước và căm thù quân giặc, bằng tài trí và sự kiên định của mình, Hoàng Hoa Thám đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ông dựa vào lợi thế của vùng núi Yên Thế để sử dụng lối đánh du kích chống lại thực dân Pháp trong suốt gần 30 năm.

Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 được bắt nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Lí do dẫn đến cuộc khởi nghĩa này được ghi nhận bởi 3 nguyên nhân chính như

  • Thực dân Pháp chèn ép bóc lột, cướp đất làm đồn điền và khai mỏ…
  • Do nhu cầu tự vệ của nhân dân nhằm bảo vệ vùng đất này, để bảo vệ cuộc sống
  • Truyền thống yêu nước đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược

khởi nghĩa yên thế lịch sử 11 cùng hình ảnh minh họa

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Theo ghi nhận, cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 bài 21 đã trải qua bốn giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể và chi tiết về các giai đoạn cũng như tóm tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế qua các thông tin dưới đây

Giai đoạn I (1884-1892)

  • Từ năm 1884 đến năm 1892: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm lãnh đạo. Nhìn chung trong giai đoạn này có đến hàng chục toán quân chống thực dân Pháp hoạt động riêng lẻ với nhiều thủ lĩnh khác nhau, trong đó uy tín nhất chính là Đề Nắm. Mặc dù chưa được thống nhất hoàn toàn những các nghĩa quân cũng hoạt động hiệu quả
  • Cuối tháng 12 năm 1890, thực dân Pháp đã ba lần đánh vào Hố Chuối, nhưng nghĩa quân của Đề Thám đã đánh cho tơi bời
  • Vào năm 1891, thực dân Pháp tiếp tục tấn công Hổ Chuối, nghĩa quân phải rút lên Đồng Hom. Lúc này Đề Nắm lên làm chỉ huy và trở thành lãnh đạo có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa.
  • Tháng 3 năm 1892, thực dân Pháp huy động 2200 quân đặc chiến từ nhiều binh chủng do tướng Voiron cầm đầu tiến đánh vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân dưới sự lãnh đạo đã chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng vẫn phải rút khỏi căn cứ do sự chênh lệch lực lượng quá lớn.
  • Lực lượng nghĩa quân bị suy yếu vào cuối năm 1892, một số thủ lĩnh hi sinh, số khác ra hàng quân Pháp, điển hình là thủ lĩnh Đề Nắm bị giết vào tháng 4 năm 1892.
  • Trước tình thế hiểm nguy, Đề Thám đã thay Đề Nắm đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng nghĩa quân đã tận dụng tối đa thế mạnh của lối đánh cùng với địa hình hiểm trở, kết hợp việc cơ động để thoát khỏi vòng vây của thực dân Pháp

Giai đoạn thứ II (1893-1897)

  • Giai đoạn tiếp theo này, Đề Thám khôi phục lại nghĩa quân, tập hợp các binh sĩ còn lại và mở rộng vùng hoạt động.
  • Trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất, để bảo toàn lực lượng và tiếp tục duy trì cuộc khởi nghĩa, Đề Thám đã hai lần xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10 năm 1894 và tháng 12 năm 1897.
  • Theo cuộc thỏa thuận giữa hai bên, tháng 10 năm 1894, thực dân Pháp rút khỏi vùng Yên Thế, Đề Thám cai quản bốn tổng.
  • Đến tháng 11 năm 1895, quân Pháp bội ước và tổ chức cuộc tấn công. Nghĩa quân của Đề Thám phải chia nhỏ thành nhiều đoàn, trà trộn vào dân để hoạt động tránh sự phát hiện.
  • Lần giảng hòa thứ hai vào tháng 12 năm 1897 được Đề Thám khơi nguồn nhằm bảo toàn nghĩa quân dưới sự truy lùng ráo riết của quân Pháp. Lần này nghĩa quân đã phải giao nộp toàn bộ vũ khí. Mặc dù với tâm thế giảng hòa, tuy nhiên Đề Thám vẫn không hề phục tùng mà ngấm ngầm củng cố lực lượng.

Giai đoạn thứ III (1898-1908)

  • Nghĩa quân của Đề Thám vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu trong 11 năm đình chiến. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 bài 21 được học lúc này đã đi đến giai đoạn cuối. Tranh thủ thời gian hào hoãn, ông cùng nghĩa quân tích cực luyện tập quân sự cùng với hoạt động sản xuất để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu.
  • Lực lượng nghĩa quân dù không đông nhưng cực kì thiện chiến. Bên cạnh đó, Đề Thám cũng mở rộng hoạt động với các nhà yêu nước thuộc Bắc và Trung Kì.
  • Yên Thế lúc này trở thành căn cứ tập hợp của nhiều anh em chiến sĩ yêu nước từ khắp mọi miền. Nghĩa quân của Đề Thám đã đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu hai lần tại đây. Nhà chiến sĩ yêu nước Phan Chu Trinh cũng đến đây trong năm 1906.
  • Một căn cứ tên là Tú Nghệ ra đời dành cho các nghĩa sĩ miền Trung.
  • Thực dân Pháp giai đoạn này cũng ra sức lập đòn bốt giao thông nhằm đánh đòn quyết định vào khởi nghĩa Yên Thế.

Giai đoạn thứ IV (1909-1913)

  • Trong năm 1908 một số quân Pháp bị giết khi Đề Thám tham gia cuộc nổi dậy của lính khố xanh. Đến tháng 7 cùng năm, dưới sự tham gia và lãnh đạo của ông, một số lính Pháp bị đầu độc. Kế hoạch được vạch ra rất chi tiết, nhưng kết quả vẫn thất bại.
  • Đầu tháng 1 năm 1909, thực dân Pháp quyết đánh trả tiêu diệt nghĩa Quân. Dưới sự chỉ đạo của Batay, cuộc khởi nghĩa bị tấn công bởi 15.000 quân Pháp thiện chiến. Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân cầm cự chống đỡ và rút lui dần.
  • Trên đường di chuyển để rút lui, nghĩa quân của Đề Thám vẫn chống trả quyết liệt khiến quân Pháp nhiều phen hoảng loạn.
  • Cuối năm 1909, lực lượng nghĩa quân giảm sút nghiêm trọng do sự truy đuổi của kẻ thù, hầu hết các thủ lĩnh đều hi sinh hoặc rơi vào tay giặc, một số bỏ trốn.
  • Đề Thám phải nhờ Lương Tam Kỳ hỗ trợ, nhưng cuối cùng ông lại bị sát hại bởi thủ lĩnh của hắn. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa.

khởi nghĩa yên thế lịch sử 11 và bản đồ hoạt động của phong trào

Nguyên nhân dẫn đến thất bại cuộc khởi nghĩa Yên Thế Lịch sử 11

Kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã thất bại trong gần 30 năm chiến đấu. Nhìn chung, cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 đã học được đánh giá có sự quy mô và chiên lược, tuy nhiên cuối cùng cuộc khởi nghĩa vẫn thất bại. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, dưới đây là một số lí do nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa này:

  • Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chưa thực sự lấy được lòng dân, đôi khi còn sách nhiễu dân chúng
  • Mục tiêu chính của khởi nghĩa này chỉ dừng lại ở vùng đất Yên Thế, do vậy chỉ phù hợp với nông dân lưu tán nên đã không tận dụng được các thành phần khác trong xã hội.
  • Ban đầu nghĩa quân chưa thống nhất, tư tưỡng lãnh đạo không hòa hợp trên dưới
  • Không có sự hợp tác với các phong trào chống Pháp lúc bấy giờ

Đánh giá cuộc khởi nghĩa Yên Thế qua một số câu hỏi trong chương trình

Để hiểu sâu sắc hơn cuộc khởi nghĩa này, chúng ta cùng tìm hiểu qua việc trả lời các câu hỏi trong chương trình sách giáo khoa lịch sử 11 bài 21.

Nhận xét thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

  • Gồm nhiều lãnh đạo khác nhau do đây là cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ
  • Các lãnh đạo đều xuất thân từ nông dân, cuộc khởi nghĩa còn mang tính tự phát của nông dân

Vì sao Đề Thám phải yêu cầu giảng hòa hai lần?

  • Tương quan lực lượng quá chênh lệch
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sản xuất và luyện tập của nghĩa quân

Chiến thuật chủ yếu của nghĩa quân Yên Thế là gì?

  • Lối đánh du kích chính là chiến thuật được sử dụng chủ yếu của cuộc khởi nghĩa này.
  • Nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, lấy ít đánh nhiều, đánh nhanh rút nhanh.
  • Vận dụng lợi thế địa hình hiểm trở của núi rừng Yên Thế để công kích đánh quân Pháp.

Sự khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế so với phong trào Cần Vương?

  • Cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 30 năm cùng sự quyết liệt và dai dẳng
  • Mục tiêu cuộc khởi nghĩa là bảo vệ quyền lợi thiết thực của nông dân khu vực Yên Thế, mang tính tự phát. Trong khi phong trào Cần Vương mục tiêu là bảo vệ vua và khôi phục chế độ phong kiến.
  • Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng trung du với lối đánh du kích linh hoạt

Vì sao khởi nghĩa Yên Thế lại tồn tại lâu hơn phong trào Cần Vương?

  • Tập hợp đông đảo lực lượng nông dân – thành phần chủ yếu của xã hội
  • Cuộc khởi nghĩa Yên thế lịch sử 11 có sự lãnh đạo của thủ lĩnh đa trí, quả cảm, tận tụy và trung thành.
  • Vận dụng tối đa chiến lược đánh du lích cùng việc tận dụng địa hình hiểm trở của vùng rừng núi

Như vậy vì sao khởi nghĩa Yên Thế thất bại đã được trả lời rất rõ ràng qua những nhân tố trên đây.

hình ảnh cuộc khởi nghĩa yên thế lịch sử 11 và ý nghĩa của khởi nghĩa yên thế

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế Lịch sử 11

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 mặc dù thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học quý giá cũng như ý nghĩa lịch sử to lớn, dưới đây là các điểm chính:

  • Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh và quật khởi của người nông dân
  • Làm chậm tiến trình bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của quân Pháp
  • Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân nhân ta cho những cuộc chiến đấu sau này
  • Khẳng định tinh thần yêu nước, tinh thần quyết hi sinh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 cũng như các cuộc đấu tranh khác của nhân dân ta trong thế kỉ XIX đã chứng tỏ tình yêu đất nước của nhân dân, điển hình là lực lượng nông dân đông đảo. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế cũng như nhiều cuộc khởi nghĩa khác chống Pháp đã nổ ra rầm rộ, mạnh mẽ, thu hút được nhiều quần chúng tham gia. Mong rằng bạn đã có thể lập bảng thống kê khởi nghĩa Yên Thế qua những thông tin trên.

Hi vọng những thông tin về nguyên nhân, diễn biến, kết quả cũng như ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã giúp bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hay có những đóng góp gì thêm cho bài viết Khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

LEAVE A COMMENT