Đặc khu kinh tế là gì? Việt Nam có những đặc khu kinh tế nào?

  Xã Hội

Đặc khu kinh tế là gì? Tại sao các đặc khu kinh tế lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các nước? Việt Nam chúng ta có những đặc khu kinh tế nào?

Cùng DINHNGHIA.INFO tìm hiểu điều này nhé

Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế, còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do, là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Tên gọi Khu kinh tế tự do là được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên có những khu kinh tế có thể không mang tên gọi chính thức như một trong các tên gọi trên, nhưng vẫn có quy chế hoạt động như một khu kinh tế tự do.

Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v…

Sự khác biệt giữa đặc khu kinh tế và khu công nghiệp thông thường

dac khu kinh te la gi

Đặc khu kinh tế có gì hấp dẫn?

Các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng để thu hút đầu tư vào khu kinh tế tự do gồm:
– Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi (miễn giảm thuế, ít quy chế nhất có thể, chính sách linh hoạt về lao động)
– Cơ sở hạ tầng tiện lợi, điều kiện sống thật tốt cho những người làm việc trong khu kinh tế này (dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi-giải trí đạt đẳng cấp quốc tế)
– Vị trí địa lý chiến lược (gắn với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, gần thị trường tiêu dùng lớn)
cùng các hỗ trợ và ưu đãi khác.
Việc thành lập các khu kinh tế tự do còn nhằm mục tiêu kích thích phát triển kinh tế tại một số địa phương kém phát triển hơn của quốc gia.

Các đặc khu kinh tế ở Việt Nam

Việt Nam hiện có 3 đặc khu kinh tế được phân bố 3 miền Bắc, Trung, Nam

Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh:

Vốn ngân sách đầu tư đặc khu Vân Đồn 270 nghìn tỷ (2018-2030)

Đặc khu kinh tế Vân Đồn gọi tắt là Đặc khu Vân Đồn là một khu kinh tế ở miền Bắc Việt Nam, được thành lập vào giữa năm 2007[1] với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Quảng Ninh. Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu phi thuế quan (khu thương mại tự do) ở cạnh cảng Vạn Hoa và một khu thuế quan.

Khu này bao trùm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), rộng 2.200 km² trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km², phần vùng biển rộng 1620 km²; có ranh giới địa lý được xác định trong khoảng tọa độ địa lý từ 20°40’ đến 21°16’ vĩ Bắc và từ 107°15’ đến 108° kinh Đông.

Phục vụ giao thông cho Khu kinh tế Vân Đồn có Cảng Vạn Hoa và Sân bay quốc tế Vân Đồn.

Ngày 18 tháng 2 năm 2009, Thủ tướng Việt Nam đã ký phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Tháng 1/2015 Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung khu kinh tế được đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, Khánh Hòa:

Vốn ngân sách đầu tư đặc khu Bắc Vân Phong 400 nghìn tỷ đồng (2019-2025)

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong gọi tắt là Đặc khu Bắc Vân Phong là một khu kinh tế của Việt Nam phía bắc của Vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khu này được thành lập vào năm 2006 với mục tiêu trở thành một hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ – du lịch của khu vực Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ và là một đầu mối giao lưu quốc tế, trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam. Nằm trong ba đặc khu kinh tế trọng điểm của cả nước (Đặc khu Phú Quốc , Đặc khu Bắc Vân Phong và Đặc khu Vân Đồn)

Đây là một đặc khu kinh tế tổng hợp lấy khu cảng trung chuyển container quốc tế làm chủ đạo. Có một khu phi thuế quan (thương mại tự do) và một khu thuế quan; giữa hai khu là tường rào ngăn cách. Khu phi thuế quan gồm: khu cảng trung chuyển container quốc tế, khu hậu cần cảng và khu trung tâm thương mại – tài chính. Còn khu thuế quan gồm khu cảng trung chuyển dầu, cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, khu du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và khu hành chính.

Khu kinh tế Vân Phong rộng 1500 km² trong đó phần trên biển rộng tới 800 km². Phần trên đất liền bao trùm các xã Vạn Thọ,Đại Lãnh , Vạn Thạnh ,Vạn Phước, Vạn Khánh ,Vạn Bình, Vạn Thắng , Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng, Xuân Sơn, thị trấn Vạn Giã thuộc huyện huyện Vạn Ninh. Đặc khu kinh tế bắc Vân Phong có lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT vào ra dễ dàng . Giao thông thuận lợi , nằm trên giao lộ Bắc Nam và Tây Nguyên , cảnh quan du lịch phong phú chưa được khai thác . Chưa có những xây dựng cụ thể , còn sơ khai do đó khi có quy hoạch tổng thể , các nhà đầu tư dễ dàng xây dựng mặt bằng cơ sở (xây dựng mới lúc nào cũng thuận lợi và ít tốn kém hơn là cải tạo cái cũ đã có)

Về định hướng phát triển, trong Đặc khu Bắc Vân Phong, ở bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn sẽ phát triển dịch vụ vận tải biển và logistics, dịch vụ thương mại – tài chính; khu vực Cổ Mã – Tu Bông làm dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục tiêu chuẩn quốc tế, công nghiệp công nghệ cao; thị trấn Vạn Giã và phía Nam phát triển đô thị và dịch vụ công nghệ cao, du lịch sinh thái; phía Tây Quốc lộ 1 phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết từ nay đến năm 2025, dự kiến cần 53.000 tỉ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, xây dựng 9 tuyến đường trục chính, 5 gói đường nội khu với 49 tuyến, xây dựng khoảng 20 km đường sắt từ cảng trung chuyển Vân Phong đến đường sắt Bắc Nam và 2 nhà ga. Bên cạnh đó, xây dựng thêm hệ thống điện 300 km; hệ thống nước lấy từ hồ Hoa Sơn và xây mới hồ Đồng Điền khoảng 95 triệu m3; hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý rác, hệ thống liên lạc…

Ngoài ra, cần 46.500 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như 65 trường mẫu giáo, 39 trường THCS, 26 trường THPT; 3 bệnh viện, 67 trạm y tế, phòng khám; sân vận động, cung văn hóa… Đồng thời, khâu giải phóng mặt bằng cũng cần 15.000 tỉ đồng và 80 tỉ đồng làm quy hoạch.

Đặc khu kinh tế Phú Quốc, Kiên Giang:

Vốn ngân sách đầu tư đặc khu Phú Quốc 900 nghìn tỷ (2016-2030)

Ngày 05 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 178/2004/QĐ-TTg, theo đó Phú Quốc sẽ được xây dựng để trở thành một trung tâm du lịch và giao thương lớn của cả nước, khu vực và thế giới.

Ngày 14 tháng 02 năm 2006, Quyết định số 38/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của Đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới, tỉnh Kiên Giang. Theo quy chế, đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù. Ngày 03 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 20/2010/QĐ-TTg để trao cho Phú Quốc thêm nhiều ưu đãi.

Ngày 03 tháng 02 năm 2009, Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020[5], Phú Quốc được quy hoạch làm một trung tâm kinh tế biển tổng hợp mạnh của cả nước và sẽ là một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương.

Tháng 12/2012, Thủ tướng quyết định sẽ chỉ ưu tiên đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước đối với 6 khu kinh tế từ nay đến năm 2020. Phú Quốc là một trong 6 khu đó.

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Khu kinh tế Phú Quốc chính thức được thành lập khi quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2013.

LEAVE A COMMENT